Trong hàng trăm khách hàng chơi tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh_terrarium thì cũng có hàng trăm câu chuyện khác nhau.

Trong thời gian dãn cách vì dịch covid, việc chơi và chăm sóc tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh đã trở thành thói quen và niềm vui không chỉ của giới trẻ mà kể cả thế hệ trung niên nơi phố thị.
Với những người yêu cây, nhưng không gian đô thị chật hẹp, không có điều kiện để tạo cho mình một khu vườn mini, nhiều người đã lựa chọn chơi và chăm sóc những tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh_terrarium để thỏa sức đam mê, cũng như tạo những mảng màu xanh trong không gian sống của mình khiến họ lạc quan hơn và nhiều năng lượng tích cực hơn.
Những người thích trò chuyện với cây
“Suốt từ đầu tháng 5, Hà nội bắt đầu dãn cách và mọi người hạn chế giao lưu, đi lại, chỉ trừ khi có việc không đừng được mình mới phải ra ngoài, thời gian còn lại mình ở nhà làm việc online. Dù sao, việc ở nhà nhiều cũng làm cho mình cảm thấy bí bách và tù túng. Nhiều khi mình cảm thấy mất hết năng lượng. Vì vậy, ngoài công việc, mình chăm sóc những tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh và nói chuyện với chúng, giúp mình vượt qua những ngày giãn cách nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn”. Chị Giang Ngọc chia sẻ.

Anh Minh Dương, làm việc ở Hoàng quốc việt ( hà nội) cũng là một trong những người thích chơi tiểu cảnh mini trồng trong bình thủy tinh. “Trong những ngày dịch thế này, có một công việc để làm, một ngày đầy đủ 3 bữa ăn đó điều may mắn. Tôi thích trồng cây vì ngắm cây lớn lên mỗi ngày là một niềm vui. Mỗi cây xanh đều mang lại cho mình cảm giác rất thoải mái, được thư giãn đầu óc, lại tốt cho môi trường sống nhưng nhà tôi cũng k có diện tích để trồng được nhiều cây, nên khi gặp tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh khiến tôi thấy rất thích và quyết định mua về để chơi. Nhiều người sợ về cây không sống được lâu, nhưng tôi nghĩ khác, mình yêu cây, chăm sóc cho cây thì nó sẽ ở lâu với mình hơn ”.
Cũng với tình yêu dành cho cây cối, chị Phan Thanh Huyền, một giảng viên ở Hà nội, chia sẻ: “Đợt này giãn cách này lâu quá, không có ai nói chuyện nên nay tôi chuyển sang nói chuyện với cây. Tôi trồng rất nhiều loại cây trong nhà, sáng nào thức dậy tôi cũng ra vuốt ve mấy cái cây,đặc biệt cây nào mà ra những mầm mới là mình cũng cảm thấy hào hứng và năng lượng đến lạ. Có lẽ vì mình yêu cây, nên cây đáp lại tình cảm với mình hay sao ý, các cây mình trồng đều ra rất nhiều mầm,có cây còn ra hoa. Mình được một người bạn tặng một bình tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh, người trồng quả thật là khéo, nó cuốn hút mình ngay từ cái nhìn đầu tiên”

Trong khi đó, góp vui với câu chuyện về cây, chị Nguyễn Thị Mai, một phụ nữ nhưng lại là một kỹ sư cơ khí Bách khoa chị khoe nhà chị anh xã thích chơi cây bonsai, nhưng chị không thích những cây kiểu vậy, vì tốn thời gian chăm sóc và phải chơi có hội, lại không để được trong nhà, muốn ngắm phải xuống vườn ở tận Hưng yên, nhà chị ở trên này chật không trồng được. Chị cũng là người yêu hoa lá, cây cỏ, chị thường lên group trồng cây trong nhà để ngắm và xem chia sẻ của mọi người về trồng cây trong nhà. Một lần nhìn thấy chia sẻ của một bạn về cây cảnh trồng trong bình thủy tinh, thế là chị liên hệ và đến tận nơi xem khu vườn của bạn đó. Chị quyết định mang một cây về để phòng khách. Chị nói, hoa cứ phải thay ra thay vào, chị lại bận nên chị thấy cây cảnh trong bình thủy tinh này rất phù hợp với vị trí phòng khách nhà chị. Lại không mất công chăm sóc nhiều, mà lúc nào cũng được ngắm. Vậy mà chị không biết chị thành yêu bình cây từ khi nào, chị bắt đầu chỉnh sửa những chỗ mà chị thấy không tương xứng về tỷ lệ, rồi nâng chỗ nọ, hạ chỗ kia… sao cho chị ưng mới thôi. (Wow đúng là cơ khí chính xác)
Trong những ngày giãn cách xã hội, nếu không có cây cối thì chị sẽ rất buồn. Mỗi ngày chị đều ngắm cây, ngồi hàng giờ với nó là chuyện bình thường” chị Mai cười.
Trò chuyện với cây có cơ sở không?
Nhà sinh vật học George David Haskell, tác giả quyển sách The Songs of Plants, gọi cây cối là những “nhà triết học của hệ sinh thái” vì chúng có thể giao tiếp với nhau ở trên, dưới lòng đất, bằng mùi hương, âm thanh, tín hiệu… Chúng kết nối với nhau thành những mạng lưới và kết nối cả với mọi thứ tồn tại trên đời, bao gồm con người, theo ông Haskell.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cây cối có thể cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương, hay giận dữ, thù ghét thông qua ngôn ngữ của con người dành cho chúng. Gần đây, một thí nghiệm được diễn ra tại một trường học tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) khiến nhiều người bất ngờ.
Cụ thể, hai chậu cây trồng cùng lúc, trong cùng điều kiện chăm sóc, khí hậu. Một chậu được lắng nghe con người nói những câu chuyện, lời nói ngọt ngào như “đẹp lắm”, “cây tuyệt vời”, “thế giới đổi thay vì bạn”. Chậu còn lại có những tiếng nói “đồ vô dụng”, “thật xấu xí”, “trông như sắp chết đến nơi rồi”.
Sau 30 ngày, cây được “nghe” những lời ngọt ngào vẫn tươi xanh và tình trạng của cây còn lại tệ hại hơn rất nhiều.
Dù nhiều người có thể đồng tình hay bác bỏ những nghiên cứu khoa học về cây cối nhưng có một chân lý là càng trồng nhiều cây xanh càng mang lại hạnh phúc cho con người.Trồng cây là góp phần tăng mảng xanh, cải thiện không gian, sức khỏe và tinh thần của mình. Do đó, mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm đều có thể trồng cây. Hãy lan tỏa đến người thân, bạn bè của bạn để góp phần làm thay đổi môi trường và tương lai của thế giới nhé bạn.
2 comments
Pingback: Bài 41_Nghệ thuật tặng quà mà bạn cần biết - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa
Pingback: Bài 48_ 5 điều bạn cần biết về cây thường xuân - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa