Home / Chăm sóc cây / Cách chăm sóc cây trong bình thủy tinh _ terrarium_Bài 3

Cách chăm sóc cây trong bình thủy tinh _ terrarium_Bài 3

Ngày nay, trào lưu chơi cây cảnh trong bình thủy tinh _ terrarium  ngày càng phổ biến đã đặt ra một vấn đề mới, đó là làm sao để chăm sóc cây cảnh trong bình thủy tinh cho tốt. Điều này khiến không ít người chơi môn nghệ  thuật này phải đau đầu. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách chăm sóc cây trong bình thủy tinh.

chăm sóc cây trong bình thủy tinh_terrarium
chăm sóc cây trong bình thủy tinh_terrarium

Thường khi trồng cây trong bình thủy tinh người trồng đã phải phối hợp giữa các loại cây với nhau sao cho chúng không ảnh hưởng lẫn nhau khi phát triển. Các cây lựa chọn trồng trong bình thủy tinh đều là những cây ưa bóng râm và chịu được độ ẩm cao.

Để chăm cho cây phát triển ổn định bạn cần cung cấp nước và ánh sáng cho cây.

Cung cấp nước – một phần quan trọng trong chăm sóc cây trong bình thủy tinh 

Phía dưới đáy bình là khoang chứa nước tượng trưng cho mạch nước ngầm. Khoang này nên duy trì lượng nước khoảng 20ml ( Khi quan sát từ bên ngoài mực nước chỉ đủ dính cao từ 2mm đến 5mm)

Mực nước này sẽ duy trì cho hệ sinh thái này từ 2 đến 4 tháng thậm chí cả năm khi ở chế độ đậy kín nắp.

chăm sóc cây trong bình thủy tinh ( nước chỉ cần dính ướt lớp đá)

Đối với bình kiểu mở nắp thì bạn có thể duy trì tưới 3-7 ngày/ lần ( tùy loại cây trồng) mỗi lần chỉ cần phun sương bằng bình xịt mini ( 10 đến 20 lần xịt sương). Nhưng phải quan sát mực nước đọng ở khoang chứa nước ( nếu quá mực quy định sẽ gây úng phần rễ cây)

Dùng nước đã được lọc bỏ Canxi và Magie hoặc nước mưa là tốt nhất để giảm thiểu những vệt trắng bám vào thành bình thủy tinh. Đây là điều mà mọi người thường ít để ý, lấy nước máy tưới cho cây, một thời gian cặn canxi bám lên thành bình, làm cho bình bị mờ và xấu.

Nhiệt độ – một phần quan trọng trong chăm sóc cây trong bình thủy tinh 

Các loại cây được trồng trong bình đã được lựa chọn và trải nghiệm trong  nhiều năm ( không phải cây nào cũng trồng được trong môi trường kín). Môi trường này như rừng nhiệt đới, luôn ẩm, trong bình cây sẽ có các hoạt động quang hợp , trao đổi chất và sinh trưởng nên nhiệt độ trong bình luôn lớn hơn ngoài khoảng 1-2 độ C. Vậy cũng nên để tại vị trí mát mẻ, có nhiệt độ từ 20-30 độ C là tốt nhất.

Ánh sáng – một phần quan trọng trong chăm sóc cây trong bình thủy tinh 

Cung cấp cho cây ánh sáng tự nhiên là tốt nhất ( vị trí cửa sổ) nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bình thủy tinh (gây hiệu ứng nhà kính) sẽ làm cây bị nóng quá và chết.

Nếu dung ánh sáng nhân tạo ta nên dung ánh sáng đèn Led phổ quang chuyên dụng dành cho cây thủy sinh và bán cạn trong nhà. Nên chiếu đèn trực tiếp từ trên xuống với cường độ 6h đến 8h một ngày

( nhưng thỉnh thoảng vẫn nên đưa cây ra ánh sáng tự nhiên)

chăm sóc cây trong bình thủy tinh
chăm sóc cây trong bình thủy tinh

Theo dõi quan sát bình hàng ngày

Cây luôn mang lại cho chúng ta một sự an nhiên mỗi khi ngắm và chăm sóc bình cây. Vì vậy, hàng ngày bạn nên quan sát vệ sinh bình và bảo trì cảnh quan trong bình khi cần thiết.

Bình có nắp đậy, bạn không nên mở lắp bình hàng ngày, chỉ nên mở khi tưới nước, quan sát tình trạng cây, để cho bình không bị bụi bám vào thành. Khi làm sạch bình bạn có thể dùng bàn chải đánh răng mềm hoặc khăn mềm để lau bề mặt kính để tránh làm trầy xước kính.

Duy trì trạng thái sinh trưởng của cây trong bình

Lá của cây sẽ có hiện tượng trao đổi chất tự nhiên. Nếu có hiện tượng vàng hoặc thối cục bộ hãy cắt tỉa kịp thời. Lá rụng sẽ tạo ra sợi nấm và ảnh hưởng đến trạng thái của cây khác.

Nếu sợi nấm trên bề mặt rêu hoặc cây, xin vui long sử dụng thuốc trị nấm để phun bằng bình xịt.

chăm sóc cây trong bình thủy tinh

Chăm sóc bình cây khi bạn đi công tác hoặc vắng nhà dài ngày

Khi bạn phải đi công tác hay vắng nhà dài ngày bạn chú ý đến ánh sáng và nước cho cây. Bạn có thể hẹn giờ chiếu sáng chiếu sáng cho cây 4-5 tiếng mỗi ngày hoặc để bình cây ra cạnh cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, bạn tưới nước cho cây vừa đủ và đậy nắp bình lại hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc miệng bình lại để tránh tình trạng bốc hơi nước quá nhanh.

Đậy kín nắp khi đi công tác hoặc vắng nhà dài ngày

Chú ý

Sẽ có hiện tượng sương mờ trên thành bình, đó là đương nhiên của sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài, và đây là điều kiện tốt cho cây phát triển ổn định. Điều này càng làm cho sản phẩm ảo diệu hơn, như chúng ta đang lạc vào thế giới khác…Lớp sương sẽ tan biến khi bạn mở hoặc hé nắp bình, 15 phút sau khung cảnh lại sẽ trong veo.

Thực tế, trải qua bao mùa hè với mô hình trồng cây trong bình thủy tinh và việc không có nhiều thời gian chăm sóc cho cây, mình thường dùng dạng bình kín, đậy nắp, để không phải mất thời gian tưới cho cây (có khi vài tuần mình mới tưới )  và để gần cửa sổ hoặc dùng đèn chiếu sáng bổ sung thì với nhiệt độ trên 30 độ C vào mùa hè cây vẫn phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, mô hình này rất thích hợp cho những bạn thích chơi cây, nhưng lại không có nhiều thời gian chăm sóc cho chúng.

18 comments

  1. Pingback: Bài 10_4 điều bạn chưa biết về cây sam hương - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  2. Pingback: BÀI 17 – Top 5 tiểu cảnh để bàn làm việc giúp tăng tài vận và thăng tiến mà không tốn công chăm sóc - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  3. Pingback: Bài 19_Kinh nghiệm chọn bình thủy tinh trồng cây để tạo được một bình cây cảnh tuyệt đỉnh. - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  4. Pingback: Bài 28_5 lợi ích của cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  5. Pingback: Bài 32_Bí quyết để trang trí văn phòng bằng tiểu cảnh mini - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  6. Pingback: Bài 37_Khu vườn cây cảnh trong bình thủy tinh - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  7. Pingback: Bài 44_4 điêu cần biết về Cây si nhật - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  8. Pingback: Bài 45_7 Điều bạn cần biết về cây Mai chiếu thủy - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  9. Pingback: Bài 46_Cách tự trồng cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium tại nhà cực dễ - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  10. Pingback: Bài 47_Cây thủy tùng hợp với mệnh gì? - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  11. Pingback: 5 điều bạn cần biết về cây thường xuân_Bài 48 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  12. Pingback: Cách sử dụng đèn LED cho cây cảnh trong bình thủy tinh đúng cách_Bài 51 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  13. Pingback: Cây trồng trong lọ thủy tinh | Bài 53 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  14. Pingback: Nét độc đáo của tiểu cảnh mini để bàn | Bài 54 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  15. Pingback: 4 đặc điểm khiến cây cảnh trong bình thủy tinh trở lên nổi bật | Bài 56 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  16. Pingback: Cây cảnh trong bình thủy tinh khác gì so với cây cảnh để bàn khác? | Bài 58 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  17. Pingback: Ý nghĩa của tiểu cảnh mini trong bình thủy tinh | BÀI 59 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

  18. Pingback: Tiểu cảnh mini dành cho căn hộ chung cư bạn cần biết| Bài 67 - CÂY CẢNH TRONG NHÀ - Công ty TNHH Phamisa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.