Home / Phong Thủy / Bất ngờ về tác dụng và ý nghĩa của cây Vạn Lộc_Bài 12

Bất ngờ về tác dụng và ý nghĩa của cây Vạn Lộc_Bài 12

Ngoài việc tìm kiếm cây cảnh để bàn nhằm mục đích trang trí làm đẹp cho ngôi nhà, góc làm việc của bạn thì đa phần chúng ta thường quan tâm đến vấn đề về ý nghĩa phong thủy của cây cảnh đối với gia chủ.

Chính vì vậy, mục tiêu của bài viết này Lâm Nhã sẽ cho bạn thấy những bất ngờ về tác dụng và ý nghĩa của cây Vạn lộc khi dùng làm cây cảnh trong nhà.

Cây vạn lộc trong bình thủy tinh
Cây vạn lộc trong bình thủy tinh

Như tên gọi của cây vạn lộc nó mang ý nghĩa đó là đem lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ. Cây vạn lộc là trong những  cây được ưa chuộng nhất ở Việt Nam, cây rất phù hợp để dùng làm cây cảnh để bàn.

Vậy để làm sao chọn và chăm sóc được bình cây vạn lộc phù hợp và mang lại may mắn cho gia chủ, thì bạn phải hiểu rõ về đặc điểm sống và ý nghĩa của chúng.

Đặc điểm của cây vạn lộc

Aglaonema rotundum pink là tên khoa học của cây vạn lộc, thuộc họ Araceae (ráy) có hoa, sống lâu năm. Cây còn có tên gọi khác đó là cây thiên phú. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia phù hợp nơi có khí hậu nhiệt đới.

Cây vạn lộc để bàn
Cây vạn lộc để bàn

Đặc điểm nhận dạng của cây vạn lộc đó là có lá màu hồng nhạt khi còn non và chuyển sang màu hồng đậm khi lớn nhìn rất cuốn hút, lá cây rất to khi già. Thân cây thì nhỏ nhắn xinh xắn và có màu xanh lục. Ngoài ra, đặc điểm nhận dạng khác là cây mọc xen nhau thành nhiều từng lớp với nhau, màu hồng của lá kết hợp với viền lá màu xanh nhìn rất bắt mắt. Cây vạn lộc rất phù hợp dùng để trang trí trong nhà tạo không gian màu sắc, giúp tinh thần thoải mái hơn.

Cây vạn lộc có tác dụng và ý nghĩa phong thủy gì với gia chủ?

Khi nói về cây xanh giúp thanh lọc không khí trong lành hơn thì cây vạn lộc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cây vạn lộc giúp cho điều hòa không khí giúp cho gia chủ cảm thấy cơ thể tốt hơn khi đặt một cây trong nhà hoặc bàn làm việc.

Khi sở hữu loài cây này, người dùng mong muốn ý nghĩa tốt đẹp của cây sẽ mang lại như chính tên gọi của nó: tài lộc, sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra người ta còn cho rằng loài cây này còn có tác dụng trừ tà, xua đuổi những điều xui xẻo đến với gia đình mình.

Cây vạn lộc mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ
Cây vạn lộc mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ

Cây vạn lộc ra hoa chính là một tin tốt báo hiệu mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng.

Cây phù hợp khi để bàn làm việc, bàn trà phòng khách, cạnh cửa sổ, trang trí quán café, phòng đọc sách …

Cây vạn lộc hợp với mệnh nào ?

Cây vạn lộc với màu hồng xen với những viền lá màu xanh chắc chắn hợp với những người mệnh Hỏa và Mộc. Ngoài ra cây còn phù hợp với người mệnh Thủy do Thủy sinh Mộc. Đương nhiên những người có mệnh Hỏa và Mộc nên có một cây vạn lộc trên bàn làm việc của mình để mang lại tài lộc và may mắn hơn trong con đường sự nghiệp.

Dùng cây vạn lộc để khai vận

Chọn cây có phiến lá tươi, hình dáng nguyên vẹn, dáng cây trang nhã, cân đối là tốt nhất

Công dụng khai vận: mang lại bình an hạnh phúc, phú quý chiêu tài, thi cử may mắn, tình yêu hôn nhân gặp nhiều thuận lợi.

Nơi thích hợp: nhà ở, phòng khách sạn, hội họp, văn phòng làm việc.

Phương vị khai vận: hướng đông, hướng đông bắc.

Cây vạn lộc dùng để khai vận, giúp mọi việc hanh thông
Cây vạn lộc dùng để khai vận, giúp mọi việc hanh thông

Cách chăm sóc cây vạn lộc

Như đã được đề cập ở phần đầu thì cây vạn lộc là cây rất dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên cũng cần để ý một số yếu tố để giúp cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn.

+ Ánh sáng: cây vạn lộc là loài cây ưa mát và ánh sáng nhưng đừng để vào những lúc có ánh nắng gắt, tránh đặt cây ở những nơi có nhiệt độ cao để tránh dẫn đến trường hợp cây bị chết héo hoặc cháy. Vì là loại cây có màu nên cần phơi nắng tự nhiên khoảng 1 – 2 tiếng ngoài ánh sáng tự nhiên ưu tiên ở cửa sổ.

Nhiệt độ: cây vạn lộc phù hợp với nhiệt độ trung bình khoảng 20 – 35°C. Không nên để cây ở những nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá nóng.

Nước: cây vạn lộc là loại cây khá ưa ẩm nên cũng lưu ý cung cấp cho cây thường xuyên nhưng vừa đủ tránh cây ngập úng hoặc quá ít nước dẫn đến chết khô. Thường thì khoảng 2 – 3 lần/ tuần.

Đất trồng: nên chọn những loại đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt, nhiều dinh dưỡng. Nhưng phù hợp nhất là đất có pha vào xơ dừa, trấu, tro,…

Phân bón: khi cây trong giai đoạn phát triển của cây lúc ra rễ, ra lá, thì nên tiến hành bổ sung phân bón giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Với phương pháp trồng thủy sinh thì nên thay nước 2 – 3 lần/ tháng để giúp cây luôn giúp cây có bộ rễ khỏe mạnh và nhớ rửa sạch chậu để ngắm nhìn bộ rễ đẹp đẽ của cây.

+ Sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra coi cây có bị nấm hay thối lá không sau một thời gian trồng không. Nếu phát hiện lá thối thì nên loại bỏ còn cây bị sâu bệnh thì nên xịt thuốc để giúp cây khỏe mạnh trở lại.

Cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc trong bình thủy tinh.

Để trồng cây trong bình thủy tinh bạn xem bài viết hướng dẫn cách trồng cây trong bình thủy tinh.

Khi trồng cây trong bình thủy tinh đươc kết hợp với nhiều loại cây khác như cẩm nhung, dây leo thường xuân, rêu… tạo lên một tác phẩm nghệ thuật đẹp, vừa giúp tôn lên vẻ đẹp cho ngôi nhà, góc làm việc, vừa mang lại ý nghĩa phong thủy cho gia chủ.

Cách chăm sóc cây vạn lộc trong bình thủy tinh
Cách chăm sóc cây vạn lộc trong bình thủy tinh

Như đặc điểm về cây vạn lộc ở trên thì cây rất dễ chăm sóc, nếu đậy nắp bình bạn chỉ cần 5-7 ngày tưới nước 1 lần, sau đó đậy nắp lại sẽ giúp giữ ẩm đất được lâu hơn, cây phát triển chậm hơn, giữ được dáng cây và ít phải cắt tỉa.

Về ánh sáng: tốt nhất bạn đặt cây ở vị trí gần cửa sổ, không chiếu trực tiếp nắng vào cây. Trong các văn phòng thường không có ánh sáng tư nhiên thì bạn có thể dùng đèn chiếu cây để thay thế ánh sáng. Mỗi ngày bạn chiếu cho cây khoảng 4-6 tiếng. Dưới ánh sáng của ánh đèn chiếu vào bình thủy tinh càng làm tôn lên vẻ đẹp long lanh cho cây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.