Home / Chăm sóc cây / Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu?_Bài 7

Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu?_Bài 7

Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu?

Sau bao năm trải nghiệm trồng cây trong bình thủy tinh, nó mang lại cho mình cảm giác an nhiên và năng lượng mỗi ngày. Sống giữa thành phố toàn bê tông hóa, dọc đường không một bóng cây, nhà kính mọc lên san sát, nhất là vào những ngày hè oi ả, không khí càng trở lên ngột ngạt và khó chịu. Mỗi khi trở về nhà, được ngồi trong phòng ngắm các bình cây, đọc sách thư giãn mình thực sự cảm thấy hạnh phúc. Những ngày cuối tuần mình có thể dành cả buổi sáng để ngồi chăm sóc, cắt tỉa cho những bình cây. Những ngày đầu trồng cây mình cũng thường hay tự hỏi trồng cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu? để trả lời câu hỏi đó mình đã phải tự mày mò và trải nghiệm để rút ra được những kinh nghiệm cho riêng mình.

Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu?
Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu?

Từ ngày biết đến môn nghệ thuật này, mình cảm thấy mình bớt nóng giận, bớt cáu gắt dù công việc có mệt mỏi đến đâu.

Mình quyết định giới thiệu nó đến với bạn bè, người thân, và mình cảm thấy thực sự vui khi sự đón nhận của mọi người lại nhiệt tình đến vậy.

Cây treo trên tường nhà khách hàng như món đồ để trang trí
Cây treo trên tường nhà khách hàng như món đồ để trang trí

Cũng giống như mình những ngày mới tập chơi, câu hỏi mà mọi người thường hay thắc mắc nhất với mình là:

Sao lại trồng được cây vào trong những cái lọ như kia?

Không có chỗ thoát nước liệu cây có sống được không?

Cây sống được trong bao lâu?

Để giải đáp những thắc mắc của mọi người, sau đây mình chia sẻ với các bạn để các bạn hiểu sâu hơn về loại hình trồng cây cảnh trong bình thủy tinh nhé.

Bình cây đã được 18 tháng tuổi
Bình cây đã được 18 tháng tuổi

Đầu tiên, Trồng cây cảnh trong bình thủy tinh là gì

Trồng cây trong bình thủy tinh là nghệ thuật sắp xếp những loại thực vật mini vào trong chậu hoặc chai lọ, bình thủy trong suốt.

Cây cảnh mini được trồng trong những chiếc chai lọ, bình, những vật chứa bằng thủy tinh… sẽ được hấp thụ ánh sáng xuyên qua, càng tăng tính nghệ thuật, rực rỡ cho tiểu cảnh của bạn. Bên trong lớp kính là cả quá trình phát triển của hệ thực vật được thể hiện sinh động mà bạn có thể quan sát.

Tùy theo cảm hứng, sự sáng tạo, linh hoạt cùng với nguyên liệu làm ra bình cây hoàn toàn là những vật liệu từ tự nhiên, chúng không giống nhau nên những tác phẩm tiểu cảnh trong bình thủy tinh _ Terrarium đều là duy nhất và không giống nhau.

Mỗi bình cây là một sự khác biệt
Mỗi bình cây là một sự khác biệt

Phân loại Terrarium

Terrarium được phân thành 2 loại: kín và mở. Từng loại sẽ là từng môi trường sinh thái khác nhau nên cây trồng cũng sẽ khác nhau.

Terrarium kín: Với loại này, môi trường sinh sống sẽ gần giống với vùng nhiệt đới ẩm. Vì vậy, những loại cây nhiệt đới như cây Không Khí, cây Dương Xỉ, cây Phong Lan, cây Cau tiểu trâm, Rêu, cây Cẩm nhung… sẽ thích hợp với hệ sinh thái này. Chăm sóc loại Terrarium kín rất đơn giản, bạn chỉ cần mở nắp và tưới nước tùy theo loại cây cảnh trồng trong bình.

Terrarium mở: Những loại thực vật phù hợp để trồng trong môi trường này phải là những loại cây ưa khô và ưa sáng như Sen Đá, Xương Rồng… Đây là hệ sinh thái mở nên sau một thời gian nước và chất dinh dưỡng sẽ thất thoát. Với trường hợp này, bạn cần tưới nước 1 – 2 lần/ tháng và bón phân khoảng 1 lần/ tháng để toàn bộ hệ sinh thái được phát triển tốt.

terrarium hở
terrarium hở

Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu? để biết điều đó bạn xem cách chăm sóc cây trong bình thủy tinh trước nhé. 

Cung cấp nước

Phía dưới đáy bình là khoang chứa nước tượng trưng cho mạch nước ngầm. Khoang này nên duy trì lượng nước khoảng 20ml ( Khi quan sát từ bên ngoài mực nước chỉ đủ dính cao từ 2mm đến 5mm)

Mực nước này sẽ duy trì cho hệ sinh thái này từ 2 đến 4 tháng thậm chí cả năm khi ở chế độ đậy kín nắp.

Đối với bình kiểu mở nắp thì bạn có thể duy trì tưới 3-7 ngày/ lần ( tùy loại cây trồng) mỗi lần chỉ cần phun sương bằng bình xịt mini ( 10 đến 20 lần xịt sương). Nhưng phải quan sát mực nước đọng ở khoang chứa nước ( nếu quá mực quy định sẽ gây úng phần rễ cây)

Tưới cây bằng cách xịt dạng sương
Tưới cây bằng cách xịt dạng sương

Dùng nước đã được lọc bỏ Canxi và Magie hoặc nước mưa là tốt nhất để giảm thiểu những vệt trắng bám vào thành bình thủy tinh. Đây là điều mà mọi người thường ít để ý, lấy nước máy tưới cho cây, một thời gian cặn canxi bám lên thành bình, làm cho bình bị mờ và xấu.

Nhiệt độ

Các loại cây được trồng trong bình đã được lựa chọn và trải nghiệm trong  nhiều năm ( không phải cây nào cũng trồng được trong môi trường kín). Môi trường này như rừng nhiệt đới, luôn ẩm, trong bình cây sẽ có các hoạt động quang hợp , trao đổi chất và sinh trưởng nên nhiệt độ trong bình luôn lớn hơn ngoài khoảng 1-2 độ C. Vậy cũng nên để tại vị trí mát mẻ, có nhiệt độ từ 20-30 độ C là tốt nhất.

Ánh sáng

Cung cấp cho cây ánh sáng tự nhiên là tốt nhất ( vị trí cửa sổ) nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bình thủy tinh (gây hiệu ứng nhà kính) sẽ làm cây bị nóng quá và chết.

Nếu dung ánh sáng nhân tạo ta nên dung ánh sáng đèn Led phổ quang chuyên dụng dành cho cây thủy sinh và bán cạn trong nhà. Nên chiếu đèn trực tiếp từ trên xuống với cường độ 6h đến 8h một ngày

( nhưng thỉnh thoảng vẫn nên đưa cây ra ánh sáng tự nhiên)

Chiếu sáng cho cây bằng đèn led
Chiếu sáng cho cây bằng đèn led

Qua những điều mình nói ở trên, bạn đã hiểu sơ qua về việc trồng cây trong bình thủy tinh là như nào? Và cách chăm sóc chúng ra sao rồi chứ?

Giờ mình sẽ trả lời những thắc mắc mà mọi người thường đặt câu hỏi với mình nhé.

Sao lại trồng được cây vào trong những cái lọ như kia?

Có rất nhiều loại chậu, bình hay lọ thủy tinh với nhiều mẫu mã và kích thước khác nhau, từ bé cho đến lớn. Vậy làm thế nào để có thể trồng được cây vào trong những chiếc bình mà miệng chỉ bé xíu?

Điều đầu tiên: bạn phải xem chiếc bình, lọ hay bể, chậu thủy tinh của mình có kích thước như nào?

Tiếp theo bạn phải lựa chọn những cây, viên đá vừa tương ứng với tỷ lệ của chiếc bình, và có thể bỏ chúng qua được miệng bình.

Tận dụng những chai lọ đã bỏ
Tận dụng những chai lọ đã bỏ

Bạn phải có những dụng cụ chuyên dụng phù hợp như kìm, kẹp, kéo có chiều dài vừa đủ, và kích thước đủ nhỏ để có thể chui qua miệng bình.

Và đặc biệt không thể thiếu đó là bạn phải thực sự yêu thích và kiên trì vì để làm được một bình cây ngoài công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, thì bạn phải mất từ 1-2 tiếng để trồng xong với một chiếc bình vừa phải.  Với những bể nguyên sinh kích thước lớn như bể cá thì bạn phải mất 4-6 tiếng để hoàn thành chúng.

Không có chỗ thoát nước liệu cây có sống được không?

Điều đặc biệt nhất ở việc trồng cây trong bình thủy tinh là không có lỗ để nước có thể thoát ra ngoài.

Vậy làm sao để cây không bị ngập úng? Giải pháp nằm ở tầng đáy của chiếc bình, bạn phải dành ra khoảng 5cm đáy bình để dải một lớp đá hoặc sỏi làm khoang thoát nước cho cây.

Mình thường trồng các loại cây với hệ kín tức bình có nắp đậy. trên nắp bình mình đặt làm một lỗ nhỏ để giúp cân bằng giữa bên trong và bên ngoài bình.

Đối với những bình đậy nắp môi trường bên trong bình tạo thành một hệ sinh thái thu nhỏ. Khi tưới nước cho cây, nước sẽ thấm vào đất và chảy xuống tầng đá ở đáy bình, sau đó chúng lại bốc hơi nước thấm ngược trở lại đất, và bay hơi bám vào thành bình rồi ngưng tụ và lại chảy xuống đất, cứ như vậy chúng tạo thành một chu trình khép kín. Các chất dinh dưỡng bên trong đất cũng ít bị bay hơi mất vì vậy mà chúng ta không mất nhiều thời gian để chăm sóc cho cây.

Trồng cây trong bình thủy tinh sống được trong bao lâu?

Với trải nghiệm của mình, mình đã rút ra được bài học và đúc kết thành tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc cây trong bình thủy tinh.

Khi giới thiệu đến mọi người mình đều kèm theo tài liệu hướng dẫn chăm sóc cây.

Cây sống được lâu hay không là do cách mà chúng ta chăm sóc chúng. Cây xanh hay con vật đều là thực thể sống, chúng cũng cần được chăm sóc và quan tâm.

Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu? _ Em đã 3 tuổi
Cây trong bình thủy tinh sống được bao lâu? _ Em đã 3 tuổi

Khi lựa chọn cây trồng vào bình thủy tinh mình đã phải lựa chọn những cây khỏe mạnh, còn việc của các bạn là dành thời gian chăm sóc cho chúng theo đúng hướng dẫn nhé.

Cái gì cũng đều có tương tác qua lại, mình chăm cây thì cây cũng không phụ mình, cây mang lại cho chúng ta sự an nhiên mỗi ngày, và mang đến cho chúng ta nguồn năng lượng sống vô vạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.