Home / Cây Cảnh / Cách tự trồng cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium tại nhà cực dễ_Bài 46

Cách tự trồng cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium tại nhà cực dễ_Bài 46

Học cách trồng cây cảnh trong bình thủy tinh tại nhà cực kỳ dễ làm nhe!

Ngày nay, sở thích chơi cây cảnh trong bình thủy tinh càng được các bạn trẻ cũng như dân văn phòng ưa chuộng và quan tâm rất nhiều.

Rất nhiều bạn không chỉ muốn mua sẵn một bình cây về chơi, mà còn muốn tự mày mò mua các thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu về để tự tay làm ra những bình cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium xinh xắn theo đúng ý thích của mình để trải nghiệm và chơi nhưng các bạn lại không biết bắt đầu từ đâu.

Cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium
Cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium

Với kinh nghiệm của mình, sau đây mình chia sẻ cho các bạn cách để có thể tự trồng cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium tại nhà cực dễ mà ai cũng có thể làm được nhé.

Phân loại Terrarium

Terrarium được phân thành 2 loại: kín và hở. Từng loại sẽ là từng môi trường sinh thái khác nhau nên cây trồng cũng sẽ khác nhau.

Terrarium kín: Với loại này, môi trường sinh sống sẽ gần giống với vùng nhiệt đới ẩm. Vì vậy, những loại cây nhiệt đới như cây Không Khí, cây Dương Xỉ, cây Phong Lan, cây Cau tiểu trâm, Rêu, cây Cẩm nhung… sẽ thích hợp với hệ sinh thái này. Chăm sóc loại Terrarium kín rất đơn giản, bạn chỉ cần mở nắp và tưới nước tùy theo loại cây cảnh trồng trong bình.

Terrarium mở: Những loại thực vật phù hợp để trồng trong môi trường này phải là những loại cây ưa khô và ưa sáng như Sen Đá, Xương Rồng… Đây là hệ sinh thái mở nên sau một thời gian nước và chất dinh dưỡng sẽ thất thoát. Với trường hợp này, bạn cần tưới nước 1 – 2 lần/ tháng và bón phân khoảng 1 lần/ tháng để toàn bộ hệ sinh thái được phát triển tốt.

Cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium hệ kín
Cây cảnh trong bình thủy tinh_terrarium hệ kín

Nguyên liệu để làm cây cảnh trong bình thủy tinh 

Để làm được một chậu cây thủy tinh bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau

  • Bình, lọ thủy tinh: Hình dạng của terrarium rất đa dạng, phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của từng người, do đó ngoài việc mua cho mình một lọ thủy tinh các bạn có thể hoàn toàn tận dụng những chai lọ hay bể cá cảnh cũ, lọ hũ đựng thực phẩm có sẵn trong nhà bạn….để tạo ra những mẫu độc đáo của riêng mình.

  • Cây cảnh và phụ kiện:Những loại thực vật lý tưởng để trồng trong bình thủy tinh dạng kín_Terrarium kín đó là cây như cau tiểu trâm, hồng ngọc mai, sam hương, rêu, cẩm nhung… đối với bình dạng hở thì dùng các loại cây mọng nước như Sen đá, Xương rồng, cây Không khí….. những loại cây này có sức sống mãnh liệt, chịu được môi trường khắc nghiệt và tuổi thọ khá cao nên hoàn toàn phù hợp.
  • Đất. Chọn đất có độ ẩm. Để kiểm tra độ ẩm, dùng tay nắm chặt đất lại: khi mở tay ra, đất ẩm sẽ vón cục lại, đất khô sẽ rã ra. Thường dùng tribat hoặc giá thể.
  • Đá cuội hoặc sỏi. Hai loại này khi được đặt dưới đáy chậu sẽ giúp cây không bị úng nước và tạo bề mặt cho chậu cây thủy tinh. Chọn sỏi có kích thước nhỏ hơn 1 cm hoặc nhỏ hơn nữa để dễ thoát nước, nhưng bạn có thể chọn sỏi có kích thước tùy thích để làm bề mặt cho chậu cây.
  • Than hoạt tính: Dùng than hoạt tính nếu chậu không có lỗ thoát nước. Bạn có thể mua than hoạt tính ở cửa hàng cá cảnh hoặc cửa hàng làm vườn. Chúng giúp giữ sạch đất.
  • Vải địa: rất hữu ích khi được lót bên dưới của chậu cây thủy tinh. Chúng đóng vai trò lọc nước, khi nước thừa từ lớp đất chảy xuống tầng đá phía dưới sẽ được lọc qua lớp vải để giữ lại chất dinh dưỡng trong đất.
  • Găng tay: Khi trộn đất và thao tác trồng cây bạn nên dùng găng tay và áo dài tay để tránh bị nhiễm nấm.
  • Tránh bỏ các con vật sống vào chậu cây thủy tinh. Chúng có thể gây hại cho cây và phát sinh mầm bệnh.
  • Phụ kiện trang trí như mô hình mini, mô hình bàn ghế, bậc cầu thang, đồi núi, bãi cỏ, vỏ ốc, loài động vậy, sỏi đá nhiều màu… đều phù hợp để trang trí Terrarium. Tùy theo sở thích, tính sáng tạo và kiểu Terrarium mà bạn có thể lựa chọn phụ kiện cho hợp lý.
  • Dụng cụ: đũa, que dài, kẹp dài, kéo, xẻng xúc đất mini, thìa , muỗng nhỏ, bình xịt mini …

Các bước trồng cây cảnh trong bình thủy tinh

  • Bước 1: Rửa sạch chậu thủy tinh: Nếu chậu đã được dùng trước đó, dùng nước xà phòng cọ rửa thật kỹ để làm sạch cặn xà phòng còn sót lại. Chậu cây thủy tinh bẩn có thể phát sinh nhiều vi khuẩn, vì vậy hãy dùng loại xà phòng diệt khuẩn nếu có thể hoặc dùng nước lau kính để làm sạch vỏ bình. Sau đó để khô hoặc lau khô trước khi trồng.
  • Bước 2: Cho sỏi vào để cây không bị úng nước: Cho sỏi hoặc đá cuội vào trong chậu cây thủy tinh với độ dày khoảng 2 cm-3cm tùy vào độ sâu của bình. Để hạn chế bị nấm mốc sau này, bạn nên rửa sạch đá sỏi trước khi đem vào trồng.
  • Bước 3: trải lớp vải địa lên trên lớp sỏi: giúp lọc nước và giữ lại chất dinh dưỡng trong đất giữa lớp đất phía trên và đá tầng đáy. Đồng thời ngăn cho đất không rơi xuống lớp đá.
đặt tấm vải địa lên trên lớp sỏi đáy bình và trải lên 1 lớp than hoạt tính mỏng
đặt tấm vải địa lên trên lớp sỏi đáy bình và trải lên 1 lớp than hoạt tính mỏng
  • Bước 4: Than hoạt tính: rải 1 lớp mỏng than hoạt tính lên trên lớp vải địa. Than hoạt tính này có tác dụng chống nấm mốc vi khuẩn trong bình sau này.
  • Bước 5: Cho hỗn hợp đất vào: Tùy thuộc vào kích cỡ của chậu cây thủy tinh và độ dài của rễ cây, bạn nên cho vào khoảng 5 – 8 cm lớp đất. Ấn nhẹ đất xuống để loại bỏ không khí và làm cho bề mặt được đều. Đào những lỗ nhỏ ở nơi bạn sẽ trồng cây xuống.
Sau khi trải lớp than hoạt tính lên, bạn trải lớp đất trồng cây
Sau khi trải lớp than hoạt tính lên, bạn trải lớp đất trồng cây
  • Bước 6: Trồng cây:Lấy cây ra khỏi bầu đất và rũ nhẹ rễ cây xuống để loại bỏ phần đất thừa. Đặt cây vào lỗ bạn đã đào rồi lấp đất xung quanh, vỗ nhẹ xuống. Tiếp tục trồng các cây còn lại theo cách trên. Bước này đòi hỏi bạn thực sự khóe léo, và tỉ mỉ. đối với những bình, lọ có kích thước miệng lớn và nông thì khá đơn giản. Còn đối với những lọ dài và nhỏ bạn có thể sử dụng thêm đũa hoặc que dài để
  • Bước 7: Thêm đồ trang trí:Bạn có thể cho thêm rêu hoặc đá cuội để làm cho bề mặt chậu cây thủy tinh được gọn hơn, và tạo thành bối cảnh theo ý thích của mình.

  • Bước 8: Tăng độ ẩm cho cây:Nhẹ nhàng tưới nước cho cây bằng bình xịt phun sương, để nước tiếp xúc đều với các bộ phận của cây và không đọng lại quá nhiều ở bên dưới đáy bình sẽ làm cây bị úng. Sau đó bạn dùng vải mềm lau sạch thành bình. Nên thường xuyên vệ sinh thành bình để bình luôn được sáng bóng, để bạn có thể ngắm cây bên trong được đẹp hơn. Vậy là bạn đã làm xong một chậu cây thủy tinh rồi!

Sau khi tạo cho mình được một bình terrarium các bạn cũng cần phải biết cách chăm sóc chúng làm sao cho cây đẹp và bền.

Để hiểu rõ hơn về cách chăm sóc cây cảnh trong bình thủy tinh bạn tham khảo tại đây nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc những chia sẻ của mình, chúc bạn làm được một bình terrarium thật đẹp nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.